Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm và cách chữa trị

Mang bầu là thời gian dễ dẫn đến bệnh viêm nhiễm đường tiểu ở nữ giới. Theo thống kê số lượng sản phụ mắc viêm tiết niệu lên đến 8%. Vì vậy không thể xem nhẹ viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai. Viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến thai nhi? Viêm đường tiết niệu khi mang thai uống thuốc gì? Các bác sĩ chuyên khoa Thận – Tiết Niệu sẽ giải đáp cho bạn qua bài viết sau:

Viêm đường tiết niệu khi có thai là gì?

hệ tiết niệu
Các cơ quan trong hệ tiết niệu dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm

Viêm đường tiết niệu còn được biết đến dưới tên nhiễm khuẩn đường tiểu. Các cơ quan trong hệ tiết niệu bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Cụ thể có 3 loại chính sau:

  • Nhiễm trùng không có triệu chứng rõ rệt: Tỷ lệ này chiếm dưới 14%. Phần lớn các bệnh nhân bị đái tháo đường, chấn thương, thiếu máu,… dễ mắc bệnh
  • Viêm bàng quang:
  • Bệnh Viêm thận – bể thận cấp: Đây là loại nguy hiểm vì có thể dẫn đến biến chứng trầm trọng. Tỷ lệ mắc bệnh thấp chỉ khoảng 2%.

Phụ nữ mang thai dễ bị mắc viêm tiết niệu vào 3 tháng cuối cùng trong thai kỳ. Vì giai đoạn này, tử cung của mẹ thường nghiêng sang phía phải. Chúng vô tình đè vào niệu quản và thận. Điều này gây viêm thận, ứ thận cản trở việc tiểu tiện. Nước tiểu ứ đọng dễ dẫn đến các bệnh nhiễm khuẩn. Thêm nữa cấu tạo hậu môn và âm đạo của phái nữ ở gần nhau. Do đó vi khuẩn dễ lây lan phát tán từ bộ phận này sang bộ phận khác.

Viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến thai nhi

phụ nữ mang thai bị viêm tiết niệu
Bệnh viêm tiết niệu có gây hại cho thai nhi không là lo lắng của nhiều bà mẹ

Đây là nỗi lo lắng chung của hàng triệu bà mẹ trên khắp thế giới. Viêm đường tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm? Chúng gây hại gì đến sức khỏe của trẻ?

Thực tế bệnh có tác hại khôn lường đối với cả thai phụ và trẻ trong bụng mẹ:

  • Trường hợp mẹ bị viêm thận – bể thận cấp mà không chữa trị kịp sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Mẹ dễ choáng váng, chóng mặt, sốc ngất, phù nề toàn thân. Lâu dần mẹ bị suy kiệt hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, suy thận,…
  • Đối với thai nhi: Bé dễ bị sinh non. Thông thường đối với trẻ có mẹ mắc bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai lớn lên sẽ chậm lớn, còi xương. Mẹ bầu dễ bị tiền sản co giật hoặc nhiễm độc thai nghén. Tỷ lệ tử vong do mẹ mắc viêm đường tiết niệu khi có thai rất cao. Dễ bị thai lưu hoặc tử vong trong quá trình sinh nở.

Rõ ràng bệnh tiết niệu với phụ nữ mang bầu là cực kỳ nguy hiểm. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp mẹ dễ đối phó cũng như tránh được tối đa các hệ quả cho bản thân và bé.

Dấu hiệu cảnh báo viêm đường tiết niệu khi mang thai

Bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai sẽ có những biểu hiện dưới đây. Bạn cần hết sức tinh ý, để ý các triệu chứng của cơ thể:

dấu hiệu viêm tiết niệu
Đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt là triệu chứng của viêm tiết niệu ở phụ nữ mang thai
  • Viêm bàng quang: Tiểu buốt, lượt nước tiểu cuối luôn kèm theo dịch mủ trắng. Xuất hiện cảm giác căng tức tại bàng quang. Thai phụ có thể bốc sốt nhẹ mỗi ngày. Nhưng cơ thể không quá khó chịu.
  • Nếu viêm đường tiết niệu khi có thai dưới dạng viêm thận – bể thận: Bệnh nhân sốt cao, run rẩy, mạch đập dữ dội. Thai phụ sụt cân, gầy gò, mệt mỏi. Vùng thắt lưng đau mỏi, đau lan xuống hố chậu và vùng kín.

Nếu có các dấu hiệu trên, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra và bắt tay chữa trị sớm. Điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai rất quan trọng. Nó tránh các biến chứng nguy hiểm gây hại cho cả mẹ và bé.

Cách trị viêm đường tiết niệu khi mang thai

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì để không gây hại cho thai nhi? Điều trị viêm tiết niệu như thế nào để có thể không ảnh hưởng quá trình mang thai – sinh nở? Đây là băn khoăn chung của rất nhiều mẹ bầu. Dưới đây là các phương án chữa bệnh thường dùng:

Dùng thuốc

Bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân các loại thuốc kháng sinh an toàn với thai phụ.

  • Các loại thuốc được chỉ định ưu tiên bao gồm: cephalexin, Nitrofurantoin, penicillin,amoxicillin kết hợp axit clavulanic hoặc cephalexin với nitrofurantoin…. Lưu ý là Nitrofurantoin sẽ mang đến 1 chút tác dụng phụ với hệ tiêu hóa.
  • Đối với bệnh viêm bàng quang và niệu đạo thì loại thuốc lý tưởng thuộc nhóm beta-lactam.
  • Trường hợp bị viêm thận- bể thận cấp: Bên cạnh uống kháng sinh, bác sĩ sẽ liên tục đo mạch, nhiệt độ và huyết áp của người bệnh. Với những thai phụ xuất hiện sỏi tiết niệu hoặc bị dị dạng đường tiết niệu, bác sĩ sẽ dẫn lưu nước tiểu qua sonde

Thời gian uống thuốc sẽ kéo dài trên 1 tuần. Sau 7 ngày dùng thuốc mà bạn đi kiểm tra vẫn còn vi khuẩn trong nước tiểu thì bạn sẽ được dùng thêm 1 đợt kháng sinh nữa. Lần này có đổi thuốc hay tăng liều lượng hay không là do quyết định của bác sĩ. Mẹ bầu cần tuân thủ hoàn toàn phác đồ của y bác sĩ để có kết quả cao nhất.

Điều trị tại nhà

Điều trị viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai tại nhà sẽ gồm cải thiện chế độ ăn cũng như dùng các bài thuốc dân gian.  

Xây dựng thực đơn dinh dưỡng:

chế độ ăn
Người bị viêm tiết niệu nên ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C
  • Đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm gồm tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin
  • Bệnh nhân bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày để kích thích hệ bài tiết thải độc
  • Ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin C như ổi, cam quýt, rau xanh đậm, rong biển,…
  • Tuyệt đối từ chối các thức uống có cồn, chất kích thích

Các cây thuốc điều trị viêm tiết niệu hiệu quả:

  • Cây bòng bong (Hải kim sa): là loại thực vật chuyên điều trị bệnh về thận.
  • Cây mã đề: Bạn có thể uống nước mã đề mỗi ngày để giảm thiểu tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt.
  • Bài thuốc từ quả ké đầu ngựa cũng giúp điều trị viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai
  • Hoa kim ngân cũng là 1 loại thuốc nam có tính kháng viêm, sát trùng hiệu quả.

Bạn có thể kết hợp cả 4 vị thuốc trên. Đun các vị thuốc trên với khoảng 1 lít rưỡi nước. Đun đến khi sôi sùng sục và cạn 1/ 3 thì tắt bếp. Người bệnh dùng nước trên liên tục khoảng 1 tuần. Bạn sẽ sớm thấy hiệu quả khi giảm tiểu đêm, tiểu nhiều cũng như không còn đau đớn mỗi khi đi vệ sinh.

Với những kiến thức về viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai đã được cung cấp hy vọng bạn đã có đủ kiến thức để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như em bé Chúc bạn luôn khỏe mạnh và tràn đầy niềm vui mỗi ngày!