Thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả nhất

Thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu là vấn đề được nhiều bệnh nhân hết sức chú ý. Viêm đường tiết niệu uống kháng sinh gì để nhanh khỏi bệnh, không tái phát? Phác đồ điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu bằng thuốc cho từng giai đoạn bệnh, trẻ em, phụ nữ mang thai khác nhau thế nào? Tất cả được bác sĩ tiết lộ qua bài viết sau:

Thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu nhẹ

viêm tiết niệu nhẹ uống thuốc gì
Phác đồ điều trị kháng sinh cho người viêm tiết niệu khác nhau theo từng giai đoạn bệnh

Đối với các bệnh nhân mắc viêm tiết niệu giai đoạn đầu chưa biến chứng thì bác sĩ sẽ chỉ định cho dùng một trong các loại kháng sinh sau:

  • Doxycycline ( gồm Monodox, Vibramycin). Chúng giúp giảm nhẹ các triệu chứng tiểu mất kiểm soát và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
  • Thuốc Trimethoprim / sulfamethoxazole giúp kháng khuẩn, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Sau 1 thời gian sử dụng sẽ không còn vi khuẩn trong nước tiểu của bạn.
  • Loại kháng sinh có dẫn xuất từ axit tên Fosfomycin cũng giúp kháng viêm tiêu độc loại trừ vi khuẩn hữu hiệu
  • Các nhóm kháng sinh như: Amoxicillin kèm với axit clavulanic, ceftriaxone… Thuốc quinolon hay Nhóm thuốc macrolid,…

Trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Thời gian sử dụng thuốc của mỗi bệnh nhân là khác nhau. Thông thường sau khoảng 1 tuần là bệnh đã có biến chuyển tích cực. Tuy nhiên nhiều người cần lâu hơn.
  • Bên cạnh kháng sinh, bạn có thể được chỉ định dùng thuốc thuốc giảm đau, chống phù nề hạ sốt (dòng paracetamol, aspirin) ,… Tác dụng phụ của các thuốc này là khiến nước tiểu có màu đỏ cam sánh.
  • Nếu có bất cứ triệu chứng lạ nào trong quá trình điều trị bằng kháng sinh, bạn cần báo lại với bác sĩ.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu tái phát

kháng sinh điều trị viêm tiết niệu

Trong trường hợp, bệnh tiết niệu quay trở lại làm phiền bạn thì bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc như sau:

  • Với phụ nữ mãn kinh: dùng liệu pháp hormone
  • Với các bệnh nhân khác: kê đơn cho kháng sinh nhẹ dùng liên tục trong 6 tháng. Một số người dùng lâu hơn
  • Nếu phụ nữ mãn kinh thì sử dụng liệu pháp hormone.
  • Yêu cầu người bệnh dùng kháng sinh ngay khi vừa sinh hoạt chăn gối nếu họ có tiền sử bị các bệnh xã hội.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu nặng

kháng sinh tiêm tĩnh mạch
Với trường hợp người bệnh giai đoạn nặng, bác sĩ sẽ cho dùng kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch

Với các ca bệnh chuyển nặng. biến chứng nghiêm trọng thì bệnh nhân bắt buộc phải dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Điều này ngăn cản tình trạng suy gan thận trầm trọng thêm. Bên cạnh việc tiêm kháng sinh, việc điều trị cần áp dụng một số phương pháp sau:

  • Đi vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ trước và sau khi sinh hoạt tình dục để giảm thiểu vi khuẩn tấn công vào âm đạo, bọng đái, niệu đạo trong khi giao hợp.
  • Trong những ngày “dâu rụng” đảm bảo thay băng vệ sinh thường xuyên, vệ sinh vùng kín kỹ lưỡng.
  • Uống nước râu ngô, nước bông mã đề, nước ké đầu ngựa,… lợi tiểu, thanh nhiệt giải độc.
  • Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C để tăng axit trong nước tiểu để tiêu diệt bớt các vi khuẩn

Trẻ em viêm đường tiết niệu uống kháng sinh gì?

kháng sinh viêm tiết niệu cho trẻ

Thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu cho trẻ khác với thuốc dành cho người trưởng thành. Vì trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, nhiều cơ quan chưa hoàn thiện. Bác sĩ cần chỉ định các loại thuốc có tác động nhanh, ít tác dụng phụ.

  • Giai đoạn nhẹ; Bé sẽ được sử dụng các kháng sinh cơ bản như: bactrim, amoxicillin, trimethoprim,… Bác sĩ cũng có thể dùng các loại kháng sinh diệt khuẩn gram âm. Nhóm cephalosporin thế hệ 3 liều cao nhưng ít độc tố là loại lý tưởng cho bé. Bé sẽ được chỉ định dùng cefepim hoặc cefotaxim, cefazolin, ceftriaxone,…
  • Bệnh nặng: Cần sử dụng đến 2 loại kháng sinh kết hợp để tiêm trong khoảng 5 ngày. Liều lượng sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi với thể trạng của từng bé. Bác sĩ có thể lựa chọn 2 loại thuốc phối hợp từ cephalosporin với amoxicillin hoặc aminosid. Lưu ý  rằng aminosid có thể gây ảnh hưởng xấu đến thận, hệ thần kinh…
  • Thuốc kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolon là loại chống chỉ định cho trẻ. Chúng gây ra tác dụng đến thận và sự phát triển của xương khớp.
  • Lưu ý rằng phụ huynh không được tự ý dùng kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu cho bé. Dùng kháng sinh sai cách vô tình khiến vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng thời khiến bé nôn ói, tiêu chảy,… Bố mẹ cũng không tự ý tăng giảm liều lượng hoặc kết hợp thuốc khác. Chúng gây vô hiệu cho việc điều trị thậm chí còn dẫn đến sốc phản vệ, tử vong.

Thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu cho phụ nữ mang thai

thuốc kháng sinh chữa viêm tiết niệu cho bà bầu
Cần hết sức cẩn thận khi lựa chọn thuốc kháng sinh cho phụ nữ mang thai

Bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu dùng những loại thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu không gây hại cho thai nhi:

  • Kháng sinh viêm đường tiết niệu được ưu tiên gồm: cephalexin, Nitrofurantoin, amoxicillin,… cùng axit clavulanic hoặc cephalexin… Tuy nhiên Nitrofurantoin có thể sẽ gây 1 chút ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của mẹ, cần cân nhắc
  • Nếu bệnh nhân bị viêm niệu đạo hoặc bàng quang thì thuốc beta-lactam là sự lựa chọn tốt nhất
  • Trường hợp phụ nữ mang thai bị viêm thận – bể thận thì bác sĩ sẽ kết hợp tiêm kháng sinh cùng việc đo huyết áp, thân nhiệt, bắt mạch mỗi ngày.

Hy vọng qua bài viết của phòng khám nam học Sài Gòn, bạn đã hiểu hơn về các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu. Bên cạnh sử dụng kháng sinh, nhiều bệnh nhân lựa chọn điều trị bằng thuốc nam để không có tác dụng.