Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu không chỉ xảy ra ở nam mà nữ cũng là đối tượng dễ mắc phải. Tuy nhiên, ít người biết được rằng phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu gồm những gì? Có bao nhiêu giai đoạn. Vì thế, bài viết này phòng khám nam khoa Sài Gòn sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về quá trình điều trị viêm đường tiết niệu.

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu

Mỗi căn bệnh sẽ có cho mình một phác đồ điều trị riêng, viêm đường tiết niệu cũng vậy. Dưới đây là phác đồ chi tiết cho bạn tham khảo:

phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu

Đại cương

Đây là một bệnh lý phổ biến nhất hiện nay. Và tỷ lệ mắc bệnh đang tăng lên theo thời gian. Nữ giới là đối tượng dễ bị viêm nhiễm hơn do cấu trúc sinh dục của nữ thấp.

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm đường tiết niệu với 80% là do E.coli gây ra. Ngoài ra, còn do một số vi khuẩn khác như Gram dương (+) cũng là tác nhân gây bệnh, chẳng hạn như: Liên cầu khuẩn nhóm D, tụ cầu vang,…

Một số yếu tố khác cũng khiến cho một người khỏe mạnh cũng có thể mắc bệnh như:

  • Nước tiểu bị ứ trệ.
  • Có sỏi trong đường tiết niệu.
  • Người mắc bệnh do khả năng chống đỡ của cơ thể bị giảm sút như: Đái tháo đường, suy giảm hệ miễn dịch, lão hóa nhanh, suy nhược cơ thể,…

Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng

Chẩn đoán qua các triệu chứng lâm sàng

Dựa vào giải phẫu sinh lý đường tiết niệu mà chúng ta có thể chia bệnh thành 2 nhóm cơ bản như sau:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên

Tình trạng nhiễm khuẩn của thận kéo dài tới miệng của niệu quản, chủ yếu là ở nhu mô thận và thành của đài bể thận cùng các triệu chứng như:

  • Người sốt cao 39 đến 40 độ C.
  • Tim đập nhanh, người rét run.
  • Đau thắt lưng nghiêng về một bên.
  • Nước tiểu đục, ra máu, tiểu buốt.

Trường hợp nhiễm khuẩn cũng xảy ra khi đường tiết niệu bị tắt do nghẽn do sỏi thận hay do chít hẹp niệu quản,… Trước đó, chắc chắn bệnh nhân đã phải chịu những cơn đau quặn ở lưng, cụ thể là ở vị trí thận. Kết quả khám lâm sàng cho thấy nhiều tổn thương ở vùng hố thắt lưng, thận lớn.

Khi bị chẩn đoán là nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới bàng quang, niệu đạo và bộ phận sinh dục cũng bị nhiễm khuẩn. Các hình thái có thể xảy ra như sau: Viêm niệu đạo, viêm mào tinh cấp,…. Theo đó, những triệu chứng nhiễm khuẩn được xác định như sau:

  • Viêm tuyến tiền liệt và tinh hoàn sẽ kèm sốt cao đến 39 độ C, đối với viêm bàng quang cấp tính thì không kèm theo sốt.
  • Đi tiểu buốt, tiểu nhắt, đau hạ vị, nước tiểu có màu đục, có thể lẫn máu.
  • Đau dữ dội ở bìu khi bị viêm tinh hoàn có thể nhầm lẫn với chứng xoắn thừng tinh.

Kết quả lâm sàng cho thấy đua nhiều ở hạ vị khi ấn vào. Đồng thời, phát hiện cầu bàng quang có hiện tượng ứ nước, tuyến tiền liệt bị sưng to, tinh hoàn có một bên sưng đỏ và sờ thấy nóng.

Với 2 chứng bệnh thường gặp trên thì viêm đường tiết niệu rất ít hoặc không có biểu hiện lâm sàng. Bệnh chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đi xét nghiệm.

Chẩn đoán qua các triệu chứng cận lâm sàng

Xét nghiệm nước tiểu

Bệnh nhân xác định bị viêm đường tiết niệu khi lượng bạch cầu trong nước tiểu vượt quá 100/ml. Việc xét nghiệm nước tiểu giúp việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Khi xét nghiệm cần quan sát bộ phận sinh dục như thế nào để tránh tạp khuẩn.

phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu

Xét nghiệm máu

Khi bị viêm đường tiết niệu, xét nghiệm máu sẽ cho thấy những thay đổi cụ thể như sau:

  • Hàm lượng bạc cầu trong máu tăng cao.
  • Tốc độ lắng máu cũng tăng lên đáng kể.
  • Định lượng, Ure, Creatinin máu dùng để đánh giá chức năng của thận.

Chụp hệ tiết niệu

Thủ thuật này dùng để phát hiện xem trong đường tiết niệu có sỏi cản quang không? Chụp hệ tiết niệu được áp dụng với mọi nhiễm khuẩn đường tiết niệu lần đầu và nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát.

Siêu âm

Siêu âm sẽ cho kết quả chính xác nhất mà giá thành cũng thấp nhất. Qua đó, bạn có thể chẩn đoán tình trạng tắc nghẹt đường tiểu, dị vật, khối u nếu có,…

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu

Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên (viêm thận, bể thận)

Điều trị bằng kháng sinh mạnh kết hợp cùng 2 loại kháng sinh, gồm 1 loại dùng thông thường qua đường ống và Gentamicin TB.

Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới

Uống nước thật nhiều, hàm lượng hơn so với ngày thường. Kết hợp cùng với các loại thuốc  như Sulfamid (Cotrim forte), mỗi ngày uống 2 viên, Ciprofloxacin 0,5g: 15-20mg/kg/ngày, Nitrofuran: 150mg/ngày để sát khuẩn niệu đạo.

Trên đây là phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu mà bạn tham khảo. Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người nhưng lại khiến đời sống người bệnh bị giảm sút đáng kể. Vì thế, khi thấy bất cứ dấu hiệu nào, bạn vui lòng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.