Viêm đường tiết niệu sau khi sinh điều trị như thế nào?

Viêm đường tiết niệu sau khi sinh khiến chị em lo lắng “đứng ngồi không yên”. Bởi chúng gây nhiều nguy hại đến sức khỏe và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời bệnh cũng ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Chúng có thể kéo theo sức khỏe của bé giảm sút. Vậy cần điều trị bệnh viêm đường tiết niệu sau sinh như thế nào? Bài viết sau sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.

Viêm đường tiết niệu sau khi sinh là gì? Nguyên nhân?

bệnh viêm tiết niệu

Viêm tiết niệu là bệnh mà các cơ quan như: thận, bàng quang, tiền liệt tuyến, niệu đạo, niệu quản bị vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng đường tiểu. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp nhiều lần nam giới.  

Phụ nữ sau khi sinh nở cũng rất dễ mắc bệnh. Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến viêm đường tiết niệu sau khi sinh:

  • Nữ giới có cơ quan sinh dục ngắn và khoảng cách tới hậu môn rất gần. Vì vậy E.Coli có thể xâm nhập dễ dàng. Đây là yếu tố chính dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiểu.
  • Với phụ nữ trải qua sinh nở thì phần cơ xương chậu, dây chằng, dây thần kinh bụng dưới trở nên yếu nên niệu đạo không được thắt chặt. Do vậy mà nước tiểu dễ bị rò rỉ ra ngoài, trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.
  • Bên cạnh đó trong quá trình mang thai, bàng quang của thai phụ bị chèn ép, hoạt động yếu đi dẫn đến nước tiểu chảy ngược dòng lên niệu đạo gây viêm nhiễm.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu sau khi sinh

dấu hiệu viêm tiết niệu
Đi tiểu liên tục không kiểm soát là triệu chứng của bệnh viêm tiết niệu

Chị em phụ nữ sau khi sinh nở có thể nhận biết mình đã mắc bệnh viêm tiết niệu nhờ vào những triệu chứng sau:

  • Mót tiểu, buồn tiểu liên tục. Tuy vậy mỗi lần đi vệ sinh chỉ nhỏ giọt
  • Nước tiểu vẩn lạ, màu sẫm đục, có mùi hôi. Nhiều trường hợp nước tiểu lẫn máu
  • Mỗi lần đi vệ sinh thấy bốc hỏa trong người, cơ quan sinh dục có cảm giác bỏng rát
  • Xuất hiện cảm giác đau tức vùng bụng, xương chậu
  • Cơ thể suy kiệt, sốt cao, run rẩy cũng là biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu sau khi sinh.

Nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên, bạn hãy lập tức ghé các cơ sở y tế để được bác sĩ khám, chẩn đoán bệnh. Nhiều người thường lo lắng nếu điều trị sẽ ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Chị em phụ nữ sợ rằng thuốc sẽ làm mùi vị sữa thay đổi. Hoặc sợ bé sẽ hấp thụ thuốc thông qua sữa mẹ. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều cách điều trị tránh gây ảnh hưởng đến bé. Ngoài ra nếu không chữa viêm tiết niệu sớm, chúng sẽ dẫn đến những biến chứng ngày càng nguy hiểm.

Cách trị bệnh viêm đường tiết niệu sau sinh

điều trị viêm tiết niệu
Trị bệnh viêm tiết niệu mà không làm ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ là vấn đề rất được quan tâm

Chữa bệnh mức độ nhẹ

Với trường hợp bệnh nhân mắc viêm đường tiết niệu nhẹ, bạn có thể chưa cần dùng đến thuốc kháng sinh. Bạn hãy thực hiện theo các gợi ý sau từ bác sĩ chuyên khoa Thận – Tiết Niệu:

  • Uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày. Bệnh nhân viêm tiết niệu cần uống nhiều nước hơn để có thể đào thải vi trùng vi khuẩn ra bên ngoài theo đường bài tiết nước tiểu.
  • Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin C vào khẩu phần ăn. Bạn có thể ăn rau củ quả, trái cây tươi như cam, bưởi, quýt, ổi,…
  • Buồn tiểu là phải giải quyết ngay tránh vi khuẩn tích tụ lại, sinh sôi bên trong niệu đạo, niệu quản.

Chữa trị viêm đường tiết niệu sau sinh giai đoạn nặng

thuốc kháng sinh chữa viêm tiết niệu
Bạn có thể dùng kháng sinh đường uống hoặc đường truyền tĩnh mạch để trị bệnh viêm tiết niệu

Nếu bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu sau khi sinh biến chứng hoặc giai đoạn trầm trọng thì dùng thuốc để tiêu diệt vi khuẩn là nguyên tắc bắt buộc. Các loại thuốc mà bác sĩ sẽ kê đơn cho phụ nữ đang cho con bú bao gồm:

  • Thuốc giảm đau để hạn chế lại cảm đau buốt khi đi vệ sinh
  • Thuốc hạ sốt.
  • Thuốc kháng sinh: Tỳ theo thể trạng, giai đoạn bệnh của người mẹ mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau. Mẹ có thể được dùng kháng sinh đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Hiện nay có rất nhiều loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ sau sinh, không gây ảnh hưởng đến việc nuôi bé bằng sữa mẹ. Có thể kể đến: Penicillin, Clindamycin, Cephalosporin (cefaclor cùng cephalexin), Erythromycin,…
  • Ngoài ra chị em viêm đường tiết niệu sau khi sinh cũng có thể tham khảo các sản phẩm kháng viêm chiết xuất thảo dược thiên nhiên. Chúng có công hiệu không kém gì thuốc tây. Kim tiền thảo, xa tiền tử, râu mèo, râu ngô, ké đầu ngựa,… vừa không dẫn đến tác dụng phụ vừa kháng khuẩn, bồi bổ thể trạng.

Kết

Hy vọng bài viết về viêm đường tiết niệu sau khi sinh hữu ích với các chị em đang cho con bú bằng sữa mẹ. Nếu mắc bệnh bạn đừng quá hoảng loạn mà hãy đến phòng khám, cơ sở y tế uy tín để thăm khám, điều trị. Việc chữa trị sớm, đúng cách sẽ nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh này! Chúc bạn và bé luôn mạnh khỏe!